Errors and Issues regards to Dionex Ion Chromatography Systems
Phần Cứng ( là những phần sẽ gắng liền trên hệ thống, ít thay đổi thường xuyên) như bơm pha động ( động cơ bơm, đầu bơm, seal, o-ring,…), sensor áp suất, bộ phận khử khí ( nếu có), bộ trộn ( nếu dùng bơm 4 kênh), đầu dò độ dẫn, van 6 cổng, bộ ổn nhiệt, sensor leak, bộ tạo pha động online và các board điện tử điều kiển.
Chia lỗi phần cứng thành 02 trường hợp lỗi như sau:
-Trường hợp lỗi và đèn alarm đỏ không cho điều kiển hay chạy các module hay cả hệ thống sắc ký ion.
-Trường hợp lỗi không đỏ đèn alarm, module hay hệ thống sắc ký ion vẫn điều kiển được nhưng hoạt động cho kết quả không chính xác.
Thường để kiểm tra phần cứng của máy sắc ký ion Thermo Scientific ( Dionex) hoạt động có tốt và đáp ứng các thông số quy định của hãng hay không. Các kỹ sư thường sẽ phải chạy thẩm định hệ thống thường gọi là OQ (Operation Qualification) và PQ ( Performance Qualification ).
OQ (Operation Qualification) - được thực hiện cho máy mới sau khi sản xuất, hoặc được thực hiện cho máy mới tại vị trí khách hàng lắp đặt.
PQ ( Performance Qualification )- được thực hiện cho máy đã qua sử dụng ( thường các máy sau khi đã qua sử dụng 06 tháng khi thực hiện sẽ thực hiện PQ).
Quá trình thực hiện OQ hoặc PQ của máy sắc ký ion Thermo Scientific ( Dionex) giống nhau hoàn toàn từ cách thực hiện cho đến chương trình chạy kiểm tra phần cứng ( là gồm các chương trình kiểm tra tùy thuộc vào cấu hình máy sẽ gồm có :Pump Flow Accuracy & Precision Test, Noise & Drift Test, Injector Precision Test, Injector Carry Over Test, Detector Linearity Test, EG Test, Pump Gradient Test,…), chỉ khác nhau về giới hạn pass/fail. Ngưỡng pass/fail của PQ sẽ cao hơn ngưỡng của OQ ở một số chỉ tiêu.
Đa phần sau khi lắp đặt, hướng dẫn sử dụng máy xong, các công ty cung cấp thiết bị thường bỏ qua không làm phần OQ/PQ này và một số khách hàng không biết thì sẽ không yêu cầu, nhưng đối với tất cả các công ty dược phẩm thì luôn bắt buộc công ty cung cấp thiết bị phải thực hiện phần OQ/PQ khi lắp đặt thiết bị và trước khi bàn giao nghiệm thu máy cho khách hàng. Bởi vì chỉ có thực hiện OQ/PQ theo tiêu chuẩn của hãng mới biết được là thiết bị phần cứng có hoạt động tốt và đạt các yêu cầu kỹ thuật của hãng hay không. Phần OQ/PQ này thường các công ty cung cấp thiết bị sẽ tính phí khi thực hiện.
- Trường hợp lỗi và đèn alarm đỏ không cho điều kiển hay chạy các module hay cả hệ thống sắc ký ion: Nếu anh chị và các bạn mở hệ thống sắc ký ion lên hoặc hệ thống sắc ký ion đang chạy mà bị lỗi và hiện đèn alarm trên các module hay hệ thống sắc ký ion đỏ, thì trước tiên mình vào “panel tabset” hay instrument trên phần mền chromeleon click vào tab “ Audit” để xem lỗi alarm đỏ đèn thông báo liên qua đến lỗi gì và thuộc phần nào của hệ sắc ký ion compact hoặc bộ phận nào của module bị đỏ đền nếu dùng hệ module.
Một số lỗi đỏ đèn alarm thường hay gặp và cách khắc phục:
- Leak Sensor Wet/ Leak detected ( Sensor phát hiện rò rỉ pha động) của từng module (nếu là hệ module ICS3000/ 5000/ 5000+/ 6000) hoặc hệ compact ICS 90/900/Easion/1X00/2X00/4000/Aquion/Integrion) bị pha động rò rỉ thấm ướt, thì trong phần tab “Audit” sẽ có hiện thông dòng báo “Leak Sensor Wet/ Leak detected” của bộ phận liên quan. Tiến hành lâu khô sensor leak bằng giấy hoặc khăn khô, rồi tắt và mở module liên quan hay máy lại thì đèn alarm sẽ hết báo. Và kiểm tra xem bị rò rỉ do đâu, ở đâu mà làm sensor bị ướt và khắc phục.
- Pressure fallen below lower limit: lỗi này do máy chạy áp suất thấp dưới ngưỡng dưới của áp suất thiết lập cho bơm trên phần mền chromeleon. Xem máy bị rò rỉ ở đâu hoặc phải thiết lập lại ngưỡng dưới của áp suất cho bơm. Rồi mở bơm on lại và chạy bình thường.
- Upper pressure limit exceeded: lỗi này do máy chạy áp suất cao hơn ngưỡng trên của áp suất thiết lập cho bơm trên phần mền chromeleon. Xem máy bị tắt nghẹt ở đâu hoặc phải thiết lập lại ngưỡng trên của áp suất cho bơm. Rồi mở bơm on lại và chạy bình thường.
- Pump motor lost control: lỗi này thường gặp trên các dòng ICS 90/900/Easion hoặc ICS 1X00/2X00/Aquion, nếu máy đang chạy bình thường mà bị lỗi này, thì anh chỉ và các bạn tắt hệ thông ( power off) bằng công tắt phía sau máy rồi bật lên lại ( power on) rồi mở on bơm ( pump on), nếu vẫn bị lỗi nữa thì phải tiến hành thay động cơ bơm (Pump Mechanism).
Trường hợp nữa có thể gây ra lỗi này là sau khi vệ sinh hay thay check valve cartridges ( In/Out) của bơm ( pump), anh chị và các bạn gắn không đúng chiều check valve cartridges ( In/Out) do đó khi mở bơm chạy sẽ gây ra lỗi này. Để khắc phục cho trường hợp này thì phải tháo ra và lắp đặt lại các check valve cartridges ( In/Out) cho đúng chiều theo hướng dẫn của tài liệu bảo dưỡng.
- Motor malfunction/ Excessive drive current. Camshaft x.x : lỗi này thường gặp trên các dòng Integrion hay ICS 3000/5000/5000+/6000, máy đang chạy và bị lỗi này thì phải tiến hành thay động cơ bơm (Pump Mechanism).
- Attempt to deliver an invalid vial: lỗi này gặp khi sử dụng bộ đưa mẫu tự động autosampler AS-DV khi chạy phân tích mẫu nhưng vị trí đó không có để vial mẫu hoặc vị trí vial đó đã chạy rồi chưa được reset bằng phần mền chromeleon hoặc bằng nút Carousel trên autosampler AS-DV.
- Needle is jammed/ Sample needle failed to reach destination: lỗi này xảy ra trên bộ đưa mẫu tự động autosampler AS-DV khi thực hiện bơm mẫu qua sample loop nhưng bị nghẹt gây áp suất ngược dẫn đến lỗi này. Kiểm tra xem nghẹt là do ống dẫn mẫu từ autosampler AS-DV đến van 6 cổng hay do nghẹt trên van 6 cổng, rồi tiến hành vệ sinh hoặc thay ống dẫn mẫu từ autosampler AS-DV hoặc stator, rotor của van 6 cổng để khắc phục lỗi này.
- A Self Test is required/Self Test failed: khi lỗi này xảy ra trên bộ đưa mẫu tự động autosampler AS-AP, có thể do vòng o-ring bằng thép không rỉ phía trên needle bị khô dầu, lấy dầu bơi vào rồi khởi động lại ( power off rồi power on) autosampler AS-AP, nếu lỗi này vẫn còn hiện diện thì phải CPU board của autosampler AS-AP.
- Data overflow parameters: khi gặp lỗi này trên các dòng ICS 3000/5000/5000+/6000 thì xác định là đầu dò độ dẫn conductivity detector bị lỗi và phải thay mới.
Còn trường hợp xác định các bộ phận của phần cứng bị lỗi hoạt động không còn chính xác nhưng không có alarm đèn đỏ thì cần tiến hành thực hiện OQ/PQ (Operation Qualification/ Performance Qualification ) là thực hiện cho đến chương trình chạy kiểm tra phần cứng ( là gồm các chương trình kiểm tra tùy thuộc vào cấu hình máy sẽ gồm có :Pump Flow Accuracy & Precision Test, Noise & Drift Test, Injector Precision Test, Injector Carry Over Test, Detector Linearity Test, EG Test, Pump Gradient Test,…) để xác định bộ phần nào không hoạt động tốt và không đáp ứng các thông số quy định của hãng và tiến hành thay và chạy lại cho đến khi pass OQ/PQ.
Hy vọng một số chia sẽ bên trên hữu ích cho các anh chị và các bạn đang sử dụng máy sắc ký ion Thermo Scientific ( Dionex)
Mọi trao đổi liên quan sắc ký ion Thermo Scinetific các anh chị và các bạn có thể liên hệ theo thông in Mr. Trung Sắc Ký ion bên dưới!
Mr. Trung Sắc Ký ion
Hotline: 0918404017
Email: mrtrungsackyion@gmail.com